Khi nào không cấm Wikipedia:Quy_định_cấm_thành_viên

Tranh chấp

Người quản lý không được cấm thành viên đang có liên quan đến một tranh cãi về nội dung với chính người quản lý đó; thay vào đó, họ nên báo cáo vấn đề này cho các quản lý khác. Người quản lý cũng nên nhận thức được những mâu thuẫn về lợi ích tiềm tàng liên quan đến khu vực trang bài và chủ đề mà họ đang dính líu tới.

Một ngoại lệ là khi có liên quan đến các tài liệu tiểu sử lôi thôi không có hoặc có nguồn kém về một người đang sống. Người quản lý có thể bắt buộc bỏ những tư liệu như vậy bằng hành động khóa trang hoặc cấm, thậm chí nếu chính họ cũng đang sửa đổi bài đó. (Xem quy định BLP.)

Cấm để hạ nhiệt

Cấm ngắn chỉ với mục đích "hạ nhiệt" một thành viên đang nóng đầu không nên được dùng, vì chúng vô hình trung chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

Cấm theo lời tự yêu cầu

Đôi khi có ai đó đề nghị khóa tài khoản của họ, ví dụ như để nghỉ wiki một thời gian. Thông thường những yêu cầu như vậy bị từ chối. Có một đoạn mã viết bằng Javascript "người muốn nghỉ wiki" có thể được dùng thay thế.

Lưu vết vào nhật trình cấm

Cấm không nên dùng chỉ đơn thuần cho mục đích lưu lại lời cảnh báo hoặc những sự kiện không đẹp nào đấy vào nhật trình cấm của thành viên. Việc dùng điều này, thường liên quan đến những lần cấm rất ngắn, thường được xem là sự trừng trị và làm bẽ mặt người khác. Hành chính viên thỉnh thoảng vẫn tạo ra ngoại lệ khi cung cấp một liên kết đến nhật trình cấm trước đây của một thành viên đã đổi tên người dùng.

Những lần cấm rất ngắn có thể dùng để lưu vết, ví dụ, một lời xin lỗi hoặc thừa nhận một lỗi lầm trong nhật trình cấm nếu xảy ra một việc cấm sai hoặc cấm nhầm, trừ phi việc cấm ban đầu chưa hết hạn (trong trường hợp đó thông điệp có thể được lưu trong lý do bỏ cấm).